Đồ nhà quê

nong dan(TT&VH) – Một bà chủ thời đổi mới mắng đứa giúp việc: Đồ nhà quê, ngu vừa vừa thôi!Mắng thì mắng thế nhưng rồi vẫn phải vời “đồ nhà quê” về giúp việc. Toàn những việc mà không có “đồ nhà quê” thì mụ méo mặt. Mà tìm người thành phố ở mướn thì không tìm được. Ngẫm cho cùng thì không biết ai ngu!

Xem chi tiết

Khi gia đình “bóp nát” kỹ năng sống của con trẻ

Mother and Daughter (Dân Trí) – Làm thay con tất cả mọi thứ, thậm chí đến những việc thuộc quyền cá nhân của đứa con mà nhiều phụ huynh cũng “xâm phạm”.

Xem chi tiết

So sánh “tây – ta” ^ _ ^

Nếu các bạn từng hoặc đang có cơ hội sống, tiếp xúc lâu dài với người “tây” thì cùng suy xét xem có đúng không nhé! 😀

1. Quan điểm/ Cách nghĩ ( Tây – Đông)
[IMG]
2. Lối sống [IMG]3. Thời gian
[IMG]4. Xếp hàng
[IMG]5. Cái tôi
[IMG]6. Trong quán ăn
[IMG]7. Khi đau bụng
[IMG]8. Ba bữa ăn trong ngày
[IMG]

9. Phương tiện
[IMG]

10. Giờ tắm
[IMG]

11. Thời tiết và cảm xúc
[IMG]

12. Đồ mới
[IMG]

13. Giao tiếp
[IMG]

14. Bộc lộ[IMG]

15. Ngày chủ nhật trên phố
[IMG]

16. Tại bữa tiệc
[IMG]

17. Du lịch
[IMG]

18. Trình bày một vấn đề
[IMG]

19. Người già
[IMG]

20. Sếp
[IMG]

21. Xu hướng
[IMG]

22. Trẻ em
[IMG]

23. Cách hiểu lẫn nhau [IMG]

Vài câu chuyện nhỏ

 

** Câu chuyện thứ nhất:

Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố phê: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo nói: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới”. Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.

** Câu chuyện thứ hai:

Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: “Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát”, bố hỏi: “Tại sao con chắc như thế?”, con trai trả lời: “Vì không nghe tiếng mẹ la”.

Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.

** Câu chuyện thứ ba:

A nói với B: “Khu nhà tôi vừa dọn về một ông hàng xóm bất lịch sự. Tối hôm qua, đã gần một giờ sáng rồi mà ông ta còn qua đập cửa nhà tôi rầm rầm”. B hỏi: “Thế anh có báo cảnh sát không?”. A trả lời: “Không, tôi mặc kệ ông ta, xem ông ta như thằng điên vì lúc ấy tôi đang tập thổi kèn saxophone”.

Chuyện gì cũng có nguyên nhân, nếu biết trước lỗi của mình thì hậu quả sẽ khác đi. Tuy nhiên, chúng ta lại thường ít khi thấy mình sai, nhưng lại dễ dàng thấy người khác sai.

** Câu chuyện thứ tư:

Một phụ nữ vào tiệm kim hoàn, trông thấy hai chiếc vòng đeo tay giống nhau như đúc, một chiếc giá 2 triệu, một chiếc giá 20 triệu. Không chần chừ, bà ta liền lấy chiếc 20 triệu vì nghĩ rằng đắt tiền chắc chắn sẽ là đồ tốt. Khi vừa quay lưng bước đi, bà nghe nhân viên nói với nhau: “Không ngờ chỉ vì đính sai bảng giá mà chúng ta lời đến 18 triệu đồng!”.

Hãy xem, lắng nghe và kiểm định. Đó là lời khuyên trong câu chuyện này. Có nhiều thứ tưởng vậy, thấy vậy, nghe vậy mà không phải vậy, đừng vì chủ quan, tin vào suy nghĩ của mình mà lầm to.

** Câu chuyện thứ năm:

Hai vợ chồng vào xem triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ, trong đó có một bức tranh của con trai họ. Người vợ đi rất nhanh, mắt chỉ kịp lướt vào tên của tác giả ở mỗi bức tranh. Một lúc sau không thấy chồng, người vợ quay lại tìm. Người chồng đang đứng trước một bức tranh say sưa ngắm nhìn. Bức trang ấy lúc nãy người vợ đã xem qua. Bà bực bội nói: “Ông đứng đó làm gì vậy? Sao không đi tìm bức tranh của con mình?”. Người chồng quay sang nhìn vợ: “Đây là tranh của con mình nè, nó quên ký tên trên bức tranh”.

Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.

Sưu tầm