Doanh thu trực tuyến

EETDoanh thu trực tuyến- những lo lắng của cộng đồng

Ngày 03.06.2015 chính phủ Séc đã chính thức thông qua luật quản lý doanh thu qua mạng (zákon o elektronické evidenci tržeb- viết tắt là EET) và đưa trình quốc hội xét duyệt với dự định áp dụng từ năm 2016. Luật này kể từ lúc phôi thai cho đến suốt quá trình chuẩn bị gây ra tranh cãi lớn trong toàn xã hội Séc và sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh buôn bán của cộng đồng người Việt tại CH Séc.

Trong khuôn khổ bài viết này văn phòng xin giới thiệu những điểm chính để quý khách cùng tham khảo.

1/ Quản lý doanh thu trực tuyến là như thế nào :

a/ Bất cứ một khoản thanh toán nào của người thanh toán (ví dụ là người mua hàng) cho người nhận ( người bán hàng) đều được gửi trực tuyến qua mạng lên cơ quan thuế bằng máy tính tiền, trong vòng 2-3 giây sau khi người nhận ấn nốt thanh toán, chương trình quản lý của cơ quan thuế sẽ gửi ngược lại máy đó mã số phiếu thanh toán và người bán sẽ in phiếu thanh toán đã có mã số được cấp cho người mua. Trong quá trình trên tại cơ quan thuế đã lưu lại dữ liệu về người bán, ngày giờ và số tiền cùng mã số phiếu thanh toán cấp ra.

(Ban đầu luật qui định người mua phải lấy phiếu thanh toán, sau sửa lại là sẽ quay sổ số mã số phiếu thanh toán để khuyến khích người mua phải lấy phiếu thanh toán nhằm chống tình trạng bán hàng khống – không vào mạng và không cấp phiếu thanh toán.

Như vậy toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp đều đã lưu ở cơ quan thuế và anh ta không thể nào khai gian doanh thu để trốn thuế  được nữa).

b/ Người nhận có trách nhiệm vào máy tính tiền giá trị của tất cả các khoản thanh toán : bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, sek, phiếu thanh toán ….hay bất cứ loại giấy tờ nào có giá trị thanh toán.

c/ Mỗi một doanh nghiệp sẽ phải đăng ký nơi bán hàng và thiết bị thanh toán (sau gọi tắt là máy tính tiền cho dễ hiểu) nối mạng trực tiếp với cơ quan thuế.

d/ Cơ quan thuế và hải quan có thẩm quyền kiểm tra dưới hình thức “ mua kiểm tra – mua xong trả lại” để xem doanh nghiệp đó có thực hiện theo luật hay không.

2/ Ai là người phải thực hiện :

Có rất nhiều tranh cãi nên hiện tại luật chưa áp dụng cho toàn bộ các doanh nghiệp được. Theo nội dung đã thông qua thì luật sẽ áp dụng đối với :

a/ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà ở ( khách sạn, nhà nghỉ, ….), ăn uống quán xá ( quán ăn, bistro …) cụ thể là các hoạt động kinh doanh thuộc nhóm 55, 56  trong danh sách các hoạt động kinh doanh theo luật kinh doanh ( CZ-NACE) từ quý 1/2016 .

b/ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán hàng – bán buôn và bán lẻ, cụ thể là các hoạt động kinh doanh thuộc nhóm 45, 46 và 47  trong danh sách các hoạt động kinh doanh theo luật kinh doanh ( CZ-NACE) từ quý 2/2016 .

c/ Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác sẽ dần dần bị đưa vào dựa trên kết quả áp dụng với hoạt động kinh doanh nêu trên.

(Thời hạn bắt đầu áp dụng và cho lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào vẫn là vấn đề tranh cãi và sẽ phụ thuộc phê chuẩn của quốc hội).

3/ Doanh nghiệp cần có những gì :

a/ Thiết bị thanh toán : Doanh nghiệp bắt buộc phải có thiết bị thanh toán (sau gọi tắt là máy tính tiền cho dễ hiểu) bao gồm cả phần mềm và chương trình ứng dụng để có thể tính tiền, nối mạng với cơ quan thuế, nhận dữ liệu (mã số từ cơ quan thuế) và in phiếu thanh toán cho khách hàng.

b/ Mạng truyền dữ liệu : Thông thường là internet hữu tuyến hoặc không dây (Wifi)

c/ Đăng ký với cơ quan thuế : Doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký với cơ quan thuế để được cấp “ chứng chỉ về dữ liệu xác thực “ trên cơ sở đó cơ quan thuế xác định được doanh nghiệp nào và doanh thu gửi đến sẽ không bị nhầm lẫn với người khác. Doanh nghiệp có thể xin nhiều “ chứng chỉ về dữ liệu xác thực “ phụ thuộc vào số lượng nơi và máy tính tiền.

Chứng chỉ sẽ được cấp ngay lập tức khi đăng ký.

Việc đăng ký đã có thể tiến hành từ mùa thu năm nay – 2015.

Văn phòng xin nêu một số loại thiết bị thanh toán cùng những ưu khuyết điểm để quý khách theo khả năng và mức độ kinh doanh của mình mà lựa chọn

1/ Máy tính bảng hoặc điện thoại thông minhsmart telefon

Dành cho các doanh nghiệp có lượng khách hàng và doanh thu thấp

Ưu điểm : chi phí thấp

Nhược điểm : sản xuất ra không dành cho mục đích này nên độ ổn định công nghệ thấp, hạn chế chức năng, thường xuyên bảo dưỡng và độ bền ngắn hạn, cần có thêm máy in.

2/ Thiết bị di độngkompaktni prenosni zarieni

Thiết bị tương đương như máy tính tay, đã có cài các chức năng thanh toán, có thể in luôn phiếu thanh toán, có thể nối mạng bằng dây hoặc wifi, phù hợp theo luật và khả năng sẽ được chào mời nhiều từ các nhà cung cấp.

Dành cho các doanh nghiệp có lượng khách hàng và doanh thu thấp và vừa

Ưu điểm : chi phí vừa phải, hoạt động ổn định, dễ sử dụng, linh động phù hợp cho doanh nghiệp không có chỗ bán cố định, có thể cho mượn được.

Nhược điểm : hạn chế chức năng phần mềm, không phù hợp cho các doanh nghiệp có lượng khách hàng và doanh thu nhiều.

3/ Máy tính tiền có đăng kýregistracni pokladna

Thiết bị sẽ được các nhà cung cấp cài thêm phần mềm có các chức năng phù hợp theo luật và cũng sẽ được chào mời nhiều từ các nhà cung cấp.

Dành cho các doanh nghiệp nhỏ và trung hoặc cửa hàng bán lẻ

Ưu điểm : chi phí không cao quá, hoạt động ổn định, dễ sử dụng.

Nhược điểm : hạn chế chức năng phần mềm, không phù hợp cho các doanh nghiệp có lượng khách hàng và doanh thu quá nhiều.

4/ Máy tính tiền bằng máy tính cá nhânpc pokladna

Thiết bị dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn hoặc doanh nghiệp có hệ thống cửa hàng

Ưu điểm : có thể cài đặt nhiều phần mềm tính tiền khác nhau, tự chỉnh theo mức độ hoạt động

Nhược điểm : chi phí cao hơn so với các loại trên, chi phí bảo dưỡng cho máy tính và máy in.

5/ Máy tính tiền chuyên dụngjednoucelove pokladny

Thiết bị dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn hoặc doanh nghiệp có hệ thống cửa hàng

Ưu điểm : hệ thống hoạt động ổn định, chuyên nghiệp, phần mềm tính tiền tiên tiến, có thể tự chỉnh theo mức độ hoạt động, bền vững lâu dài.

Nhược điểm : chi phí cao, không thể cài đặt phần mềm tính tiền khác.

Bài viết cùng chuyên mục

Gửi bình luận

Thay đổi trong luật giao thông từ 01.01.2015